Làm sao để xe chạy hoài không hư

5 – Biểu đồ PV của động cơ đốt trong

Chẩn đoán lỗi qua biểu đồ PV

Mục lục

Biểu đồ động cơ xăng (động cơ Otto)

Trong một chu trình làm việc của động cơ Otto bốn thì, tương quan giữa áp suất, thể tíchnhiệt độ được thể hiện qua biểu đồ Áp Suất/Thể Tích (biểu đồ PV). Theo Boyle-Maroitte và Gay-Lussac, sẽ có một biểu đồ lý tưởng trong đó thể tích không thay đổi, nghĩa là cố định, ở mỗi điểm đổi chiều của piston tương ứng với ĐCT hay ĐCD trong suốt quá trình cháy hay quá trình thải khí.

Để có một quá trình cháy đẳng tích lý tưởng, như thể hiện trong hình dưới, cần có những điều kiện tiên quyết sau đây:

  • Xi lanh chỉ chứa khí chưa đốt và không có khí thải.
  • Hỗn hợp nhiên liệu-không khí cháy hoàn toàn.
  • Trao đổi khí không bị thất thoát.
  • Không thoát nhiệt lượng qua xi lanh.
  • Thể tích cố định trong khi cháy và làm mát.
  • Buồng cháy phải kín hơi (xéc măng).
Biểu đồ làm việc Áp Suất / Thể Tích
Quá trình đẳng tích lý tưởng (Biểu đồ PV – Pressure / Volume)

1→2   Nén: Hỗn hợp nhiên liệu-không khí, áp suất tăng, không thêm nhiệt lượng vào.

2→3   Cháy: Hỗn hợp nhiên liệu-không khí, áp suất tăng trong khi thể tích cố định, nghĩa là piston đứng yên trong thời gian ngắn lúc đốt ở ĐCT, nhiệt lượng được thêm vào.

3→4   Sinh công (giãn nở): Dưới áp suất cao, khí nở ra và đẩy piston xuống ĐCD, đạt được thể tích ban đầu. Không thải nhiệt lượng.

4→1   Nguội: Quá trình xảy ra trong khi thể tích không thay đổi. Do nhiệt lượng được thải ra nên áp suất giảm xuống cho đến khi điểm 1 đạt được mức áp suất ban đầu.

Diện tích được tạo ra bởi những góc 1-2-3-4 trong biểu đồ trên thể hiện công đạt được trong một chu trình làm việc (diện tích +).

Công đạt được có thể lớn hơn nếu xu-páp thải không mở ở điểm 4, mà chỉ mở sau khi không khí đã giãn nở đến áp suất ban đầu ở điểm 5.

Thật ra trong thực tế, ta không có được điều này vì việc kéo dài sự giãn nở liên quan đến việc mở rộng hành trình piston (động cơ hành trình piston dài). Do đó diện tích 1-4-5 thể hiện công bị thất thoát (diện tích -).

Việc nâng cao tỷ số nén khiến công đạt được lớn hơn.

Biểu đồ Động cơ Diesel

Ngược lại với động cơ Otto, ở động cơ Diesel, áp suất lý thuyết không thay đổi trong quá trình cháy, vì thế ta gọi là chảy đẳng áp. Trong thực tế, không chỉ quá trình đẳng tích mà cả quá trình đẳng áp đều không diễn ra theo điều kiện lý tưởng vì không thể giữ đúng được những điều kiện cần thiết.

Diễn tiến áp suất trong bốn hành trình piston của một chu trình làm việc được ghi lại bằng một điện áp kế trong khi động cơ hoạt động và được hiển thị qua một đường biểu diễn trên màn hình. Qua đó, những khác biệt với biểu đồ PV lý tưởng được nhận thấy rõ. Trên thực tế, đường biểu diễn của động cơ xăng và động cơ diesel chỉ khác nhau ở độ cao của áp suất

Biểu đồ Áp Suất / Thể Tích thực tế
Biểu đồ Áp Suất / Thể Tích thực tế

Do áp suất cháy ở động cơ diesel thực sự cao hơn nhiều và qua sự giãn nở tiếp theo sau đó của khí đã đốt, áp suất khí giảm xuống còn 4 bar đến 6 bar, nên nhiệt độ khí thải giảm đi nhiều hơn so với ở động cơ Otto. Điều này khiến sự thất thoát năng lượng qua khí thải ít đi, dẫn đến công đạt được và qua đó hiệu suất cao hơn. Tác động nhiệt lên xu-páp ít hơn. Tuy nhiên khi nhiệt độ bên ngoài thấp, những động cơ diesel hiện đại không thể cung cấp đủ nhiệt cho lò sưởi xe nên xe cần có những lò sưởi phụ.

Chẩn đoán lỗi qua biểu đồ PV

Chẩn đoán lỗi qua biểu đồ PV
Biểu đồ Áp Suất/Thể Tích của động cơ lỗi

Những chênh lệch lớn hơn so với đường biểu diễn áp suất thông thường cho thấy có lỗi trong việc điều chỉnh động cơ (chế hòa khí, chỉnh đánh lửa, nén) và nhất là hiện tượng kích nổ.

Có thể đạt được áp suất tối đa trước khi piston đến ĐCT. Áp suất và nhiệt độ quá cao dẫn đến hiện tượng cháy kích nổ, trị số của khí thải quá xấu và mất công suất. Hiện tượng này được thể hiện qua những khu vực diện tích nhỏ trên biểu đồ.

Đường biểu diễn thì nén tăng bình thường đến ĐCT. Sau khi hạ xuống đôi chút sau ĐCT, áp suất lại tăng lên, nhưng không thể đạt đến áp suất cháy tối đa vì do thời điểm đánh lửa trễ, piston đã di chuyển quá xa xuống ĐCD trước khi hỗn hợp nhiên liệu-không khí được đốt cháy hoàn toàn.

Hậu quả là mất công suất, tiêu thụ nhiên liệu cao hơn và nguy cơ quá nhiệt.

Không thể thực hiện được việc tăng áp một cách bình thường, độ dốc của đường biểu diễn thì nén nhỏ hơn. Dù cho thời điểm đánh lửa đúng lúc thì cũng không thể đạt được áp suất chảy tối đa. Hậu quả là mất công suất và thông số khí thải xấu hơn.


Cuốn sách thiết thực, dễ đọc, dễ hiểu dành cho các chủ xe và tài xế. Được viết bởi một thợ sửa xe chuyên nghiệp, sách gồm 12 phần, nói về những điều nên làm và không nên làm khi sử dụng xe ô tô